Thông thường, các mục cần có khi tạo CV gồm có: thông tin cá nhân, giới thiệu bản thân, kinh nghiệm làm việc, học vấn và kỹ năng. Tuy nhiên, tuỳ theo background và yêu cầu tuyển dụng mà bạn có thể trình bày thêm những thông tin khác, ví dụ: chứng chỉ, người tham chiếu, sở thích, v.v.
Nếu đã từng đọc qua nhiều ví dụ và mẫu CV online, chắc hẳn bạn cũng thấy nhiều ứng viên trình bày về ưu - nhược điểm của bản thân trong CV. Điểm mạnh trong CV là điều nên trình bày, vậy còn điểm yếu của bản thân thì có nên nhắc tới hay không?
Bài viết này của CakeResume sẽ giải đáp cho thắc mắc đó của bạn, và hướng dẫn bạn cách ghi điểm mạnh, điểm yếu trong CV hay mà không bị “lố"!
Trước tiên, việc có thêm điểm mạnh điểm yếu của bản thân sẽ giúp các bạn tận dụng được khoảng trống khi nội dung trong hồ sơ xin việc chưa đủ một trang. Đây là độ dài lý tưởng cho CV xin việc, nhưng nếu bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề, thì viết CV sao cho không bị quá ngắn thực sự là một thử thách.
Lý do thứ hai, có thêm phần ưu nhược điểm của bản thân trong CV sẽ giúp ứng viên như bạn truyền tải nhiều thông tin hơn tới nhà tuyển dụng, đặc biệt là nếu bạn khéo léo link những đặc điểm này tới yêu cầu, kỹ năng cần có cho vị trí ứng tuyển. Đọc phần này kỹ hơn ở đây nhé!
Ngoài ra, không phải ứng viên nào cũng đủ can đảm và thật thà để viết về điểm yếu của bản thân trong CV. Vậy nên, nếu có thêm những thông tin này trong hồ sơ xin việc của mình thì đảm bảo là nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng với bạn đấy!
Mặt khác, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn đa chiều hơn khi bạn trình bày cả ưu và nhược điểm trong CV, hơn là chỉ có mỗi điểm mạnh. Họ biết được bạn đã và đang làm tốt điều gì, hay còn điều gì cần cố gắng, cải thiện. Quan trọng hơn, nhà tuyển dụng nhìn thấy ở bạn sự trung thực và dám đối diện với mặt chưa tốt của bản thân thông qua các điểm yếu trong CV.
Một lý do khác nữa: thông qua những gì bạn trình bày ở mục này, đặc biệt là các điểm mạnh ghi trong CV, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được rằng liệu bạn có phù hợp với văn hoá doanh nghiệp ở đây hay không. Ví dụ, nếu bạn tự nhận xét bản thân là người “thích khám phá điều mới mẻ và không ngại thử thách" thì môi trường làm việc ở các agency chắc chắn là dành cho bạn rồi!
Điểm mạnh (strength) là những lợi thế về mặt kỹ năng, năng lực hoặc phẩm chất mà sẽ giúp ích nhiều cho cuộc sống, công việc. Để mục “Điểm mạnh - Điểm yếu" trong CV không quá dài và mông lung, hãy chọn ra những điểm mạnh của bản thân thật nổi trội và liên quan tới vị trí ứng tuyển.
10 điểm mạnh của bản thân:
Điểm yếu (weakness) là những nhược điểm của bản thân thuộc về tính cách, thói quen mà bạn nghĩ là không tốt cho cuộc sống cũng như công việc của mình.
Thường thì bạn không cần viết điểm yếu của bản thân trong CV xin việc, nếu như nhà tuyển dụng không yêu cầu. Thế nhưng, những thông tin này cũng sẽ mang đến cái nhìn đa chiều hơn về bạn - nếu như bạn biết cách ghi điểm yếu trong CV sao cho khéo léo.
10 điểm yếu của bản thân:
Phần ưu - nhược điểm trong CV tưởng chừng đơn giản, “có sao nói vậy" nhưng thực tế lại là vấn đề khá nhạy cảm. Dù bạn có liệt kê nhiều điểm mạnh trong CV, nhà tuyển dụng vẫn có thể có những suy nghĩ hay đánh giá tiêu cực về bạn.
Dưới đây là các tip CakeResume mách bạn khi viết điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong CV!
Trước tiên, về điểm mạnh ghi trong CV, bạn nên lựa chọn những ưu điểm của bản thân có liên quan tới vị trí ứng tuyển, ở đây có thể là kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng tin học văn phòng, hoặc năng khiếu. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể đối chiếu với mục “Kinh nghiệm làm việc" và “Kỹ năng" trong hồ sơ xin việc, từ đó đánh giá được sự phù hợp của bạn đối với vị trí này.
Trong khi điểm mạnh trong CV càng có sự liên quan mật thiết tới vị trí ứng tuyển càng tốt, thì bạn lại nên làm điều trái ngược khi liệt kê điểm yếu của bản thân trong CV. Nếu không, bạn sẽ vô hình chung cho thấy những nhược điểm đó sẽ mang lại ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, và thậm chí là đồng nghiệp xung quanh.
Bạn biết không: ghi quá nhiều ưu điểm sẽ thành PR “quá lố” và quá nhiều nhược điểm sẽ gây bất lợi cho bản thân. Vậy nên, hãy lựa chọn ra không quá 5 điểm mạnh nổi trội nhất và tối đa 3 nhược điểm của bản thân trong CV xin việc. Lý do bạn nên đưa ra nhiều điểm mạnh trong CV hơn điểm yếu là để tránh cho nhà tuyển dụng có những đánh giá tiêu cực về mình, vì dù gì, hồ sơ xin việc cũng giống như một công cụ hỗ trợ xây dựng thương hiệu cá nhân, phải không nào?
Với các điểm mạnh ghi trong CV, bạn hãy lựa chọn từ ngữ sao cho tinh tế, khéo léo để nhà tuyển dụng không cảm thấy bạn quá tự cao tự đại. Cần tránh những từ ngữ quá khoa trương như: siêu, đỉnh, giỏi, xuất sắc, top…
Nếu không nhắc tới điểm yếu trong CV thì bạn có thể gộp kỹ năng và điểm mạnh vào chung một mục. Còn nếu như bạn muốn trình bày cả điểm mạnh, điểm yếu trong CV thì hãy tạo một mục riêng, và để ở cuối trang nhé. Điều này bảo đảm bố cục logic cho hồ sơ xin việc - các thông tin quan trọng trình bày đầu tiên và lần lượt sau đó là các thông tin bổ trợ khác.
Dưới đây là ví dụ điểm mạnh điểm yếu của bản thân khi: viết CV ngân hàng, làm CV tiếng Anh và tham gia phỏng vấn.
Điểm mạnh trong CV ngân hàng:
Điểm yếu trong CV ngân hàng:
Strengths:
Weaknesses:
Câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là một trong số những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và khiến nhiều ứng viên cảm thấy lúng túng, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường.
Cách trả lời "Điểm mạnh của bản thân" khi phỏng vấn:
“Là một sinh viên mới ra trường, điểm mạnh của em là tinh thần học hỏi, luôn không ngừng trau dồi kiến thức trong nghề cũng như “bắt trend" nhanh để phục vụ cho công việc của 1 social media specialist.”
Cách trả lời "Điểm yếu của bản thân" khi phỏng vấn:
“Điểm yếu lớn nhất của em là quá cầu toàn và tiểu tiết. Việc này vô hình chung sẽ tạo nhiều áp lực không cần thiết cho chính em cũng như các thành viên khác trong team.”
Nói tóm lại, điểm mạnh điểm yếu của bản thân là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá về tính cách của ứng viên, cũng như xem xét mức độ phù hợp của ứng viên đó đối với vị trí ứng tuyển và môi trường làm việc tại công ty.
Khi viết điểm mạnh điểm yếu trong CV, bạn chỉ nên liệt kê 3 đức tính ở dạng gạch đầu dòng, và hãy nhớ rằng, đây chỉ là thông tin bổ trợ cho hồ sơ xin việc thêm khác biệt. Thông tin quan trọng nhất vẫn là mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn và kỹ năng của bạn nhé!
Còn khi được nhà tuyển dụng hỏi về "Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân" khi đi phỏng vấn, hãy giữ thái độ niềm nở, đúng mực và trên hết là trung thực. Đưa ra những điểm mạnh sẽ giúp ích bạn trong công việc và là thế mạnh so với các ứng viên khác; nói về thiếu sót của bản thân sẽ không gây ảnh hưởng đến công việc - đây là cách trả lời thông minh và khéo léo cho câu hỏi phỏng vấn hay và khó này đấy!
Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!