Cách xin nghỉ việc “đắc nhân tâm” khiến sếp không thể chối từ

cach-xin-nghi-viec
Cách xin nghỉ việc khéo léo, chuyên nghiệp

Xin nghỉ việc như thế nào cho chuyên nghiệp là một vấn đề khá đau đầu khi đi làm với bất kỳ ai. Nếu như bạn không muốn quyết định của mình làm ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân, công việc sau này, hay mối quan hệ với đồng nghiệp, thì chắc chắn bạn nên có cách xin nghỉ việc khéo léo để tránh các tình huống khó xử.

Ngoài việc nắm rõ quy trình thì lý do thôi việc thuyết phục cũng rất quan trọng. Cùng CakeResume làm rõ các vấn đề trên trong bài viết này nhé! Ngoài ra, đừng quên tham khảo cách xin nghỉ ốm đột xuất và tải mẫu đơn ở cuối bài!

Cách xin nghỉ việc khôn ngoan

1. Tìm lý do thôi việc chính đáng

  • Thay đổi định hướng phát triển

Thế giới luôn thay đổi và mong ước của con người cũng thế! Không ngạc nhiên gì khi thay đổi định hướng luôn là lý do được người lao động sử dụng nhiều nhất khi xin nghỉ việc. Hãy chia sẻ thành thật về mục tiêu và kế hoạch mới trong tương lai của bạn khi trao đổi với cấp trên, chắc chắn họ sẽ hiểu và cảm thấy mừng cho bạn vì có định hướng phát triển cụ thể và rõ ràng.

  • Đi học nâng cao trình độ

Người lao động xin nghỉ việc để học cao hơn luôn được chấp nhận dễ dàng và được đánh giá là người có chí cầu tiến. Thậm chí, với cách xin nghỉ việc khôn ngoan này, thi bạn còn có thể xin phép sếp làm người tham chiếu trong CV xin học bổng nữa đấy!

  • Lý do cá nhân

Sức khỏe không tốt, chuyển đi thành phố khác, kết hôn, hay gia đình cần người chăm sóc, v.v. đều thuộc diện lý do cá nhân. Tuy nhiên, bạn nên xem xét hoàn cảnh thực tế của bản thân để lựa chọn lý do thôi việc thích hợp, tránh xảy ra tình huống dở khóc dở cười.

ly-do-nghi-viec
Lý do nghỉ việc NÊN & KHÔNG NÊN dùng

2. Nắm được quy trình nghỉ việc của công ty

Mỗi công ty đều có quy trình nghỉ việc riêng, đặc biệt là thời hạn cần báo trước khi nghỉ. Điều này giúp cho công ty có thể sắp xếp hoặc tuyển nhân viên mới để bạn bàn giao công việc.

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm cách xin nghỉ việc luôn thì cũng cần xem xét hợp đồng lao động đã ký trước đó. 

3. Lựa chọn thời gian thích hợp

Các thời điểm "nhạy cảm" mà bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định xin nghỉ làm là:

  • Khi công ty gặp khó khăn: Nếu như bạn rời đi vào lúc công ty đang cần bạn nhất thì chắc chắn mối quan hệ về sau giữa bạn và đồng nghiệp sẽ bị rạn nứt. Thậm chí, bạn còn bị mang tiếng xấu vì rời bỏ lúc công ty đang “dầu sôi lửa bỏng” nữa đấy!
  • Cuối năm: Sau một năm phấn đấu, bạn xứng đáng nhận được tiền thưởng cuối năm cho những gì mình đã cống hiến cho công ty. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc giữa cơ hội phát triển của công việc mới và khoản thưởng Tết, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn cho mình.

4. Thông báo tới quản lý và bộ phận HR

Nhắn tin xin nghỉ việc với sếp mà không thông báo với HR là điều cực kỳ tối kỵ. Thay vào đó, hãy viết đơn hoặc email xin nghỉ việc trình bày lý do, thời gian, cũng như thông tin của người được bàn giao và công việc phụ trách nhé! 

email-xin-nghi-viec
Mẫu email xin nghỉ việc tạo bởi CakeResume

5. Bàn giao công việc đầy đủ 

Là một người có thái độ làm việc chuyên nghiệp, bạn nên bàn giao nhiệm vụ của mình đầy đủ cho người tiếp quản - đây chính là cách xin nghỉ việc chuyên nghiệp. Thông thường, các công ty đều sẽ có biên bản bàn giao công việc, trong đó ghi rõ thông tin người tiếp quản và nội dung nhiệm vụ được bàn giao.

Ngoài ra, bạn có thể viết một bức email có trình bày đường link dẫn đến các file lưu trữ cần thiết để đồng nghiệp có thể nhanh chóng làm quen với nội dung công việc. 

Đọc thêm: Mẫu biên bản bàn giao công việc đơn giản mới nhất 2023

Các câu hỏi khác về vấn đề nghỉ việc

🔎 Cách xin nghỉ việc đột xuất 1 ngày thế nào? 

Khi bị ốm hoặc nếu nhà có việc quan trọng, bạn có biết cách xin nghỉ phép đột xuất sao cho chuyên nghiệp không - dù là nghe rất đơn giản? Dù lí do xin nghỉ đột xuất là gì thì bạn cần lên kế hoạch xử lý, sắp xếp công việc trước; sau đó báo cáo với cấp trên nhé!

Như thế, vừa không làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc chung, vừa thể hiện bạn là người có thái độ làm việc chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao.

🔎 Quiet quitting là gì?

"Quiet quitting" là thuật ngữ diễn tả tình trạng người lao động giới hạn trách nhiệm của mình trong phạm vi vừa đủ đáp ứng yêu cầu công việc. Dễ hiểu hơn là những người này sẽ không xử lý công việc ngoài giờ làm, không tham gia hoạt động giao lưu của công ty hoặc thậm chí luôn tan làm đúng giờ. Lý do xảy ra "quiet quitting" có thể là do họ mất động lực phấn đấu trong công việc, không hài lòng với chính sách công ty, tiền lương không tương xứng với khối lượng công việc, v.v.

🔎 Có nên xin nghỉ việc khi chưa có việc mới?

Điều này dựa vào hoàn cảnh của chính bạn. Dưới đây là ba yếu tố để bạn có cách xin nghỉ việc hợp lý:

  • Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ thoải mái khi đối mặt với khoảng thời gian chưa có việc mới. Có thể bạn sẽ nhận được nhiều câu hỏi từ gia đình, bạn bè về chuyện này, thế nên bạn đã sẵn sàng đối mặt với sự trống trải, mơ hồ và áp lực từ người khác khi nghỉ việc mà chưa có việc mới hay chưa?
  • Tài chính chắc chắn là vấn đề bạn cần suy nghĩ khi xin nghỉ việc mà chưa có việc mới. Nếu bạn có quỹ dự phòng 3-6 tháng thì cứ vô tư mà nghỉ ngơi để lấy lại tinh thần thôi!
  • Trong thời gian nghỉ việc, bạn muốn nghỉ ngơi để chăm sóc sức khỏe tinh thần, học hỏi kỹ năng mới hay chỉ đơn giản là gap year? Bạn làm gì không quan trọng, miễn là cần đặt mốc thời gian để không ảnh hưởng đến hành trình phát triển sự nghiệp và bản thân.
gap-year-la-gi
Gap year nên làm gì?

🔎 Xin nghỉ việc trong thời gian thử việc có phải báo trước? 

Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 đã nêu rõ:

“Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”

Bạn không cần quá lo lắng về cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc, mà hoàn toàn có thể rời đi nếu cảm thấy công việc hoặc môi trường không như mong muốn. Đồng thời, trong thời gian thử việc, công ty cũng có thể sa thải nhân viên khi cảm thấy họ không thích hợp với vị trí mà không cần phải bồi thường thiệt hại.

🔎 Nghỉ việc không báo trước cần bồi thường bao nhiêu?

Theo Điều 43 Bộ Luật Lao động 2012, khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được nhận trợ cấp thôi việc và phải bồi thường nửa tháng lương cho công ty theo hợp đồng lao động.

Ngoài ra, nếu vi phạm quy định về thời hạn cần báo trước khi thôi việc, thì bạn còn phải bồi thường cho công ty một khoản tiền tương ứng với tiền lương của mình cho số ngày không báo trước. Đặc biệt, nếu bạn có ký hợp đồng đào tạo nghề trong quá trình làm việc thì còn phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty.



📍Kết luận:

Cách xin nghỉ việc của dân văn phòng luôn chỉ xoay quanh những lý do như trên, tuy nhiên phần quan trọng nhất chính là sự chân thành của bạn khi trao đổi với cấp trên và hiểu rõ về quy trình của công ty để không xảy ra cản trở hay bất lợi cho mình.

Bên cạnh đó, cách xin nghỉ việc khéo léo còn giúp bạn giữ được cảm tình với cấp trên và đồng nghiệp. Biết đâu trong tương lai, họ có thể sẽ trở thành đối tác của bạn, hoặc là người giúp đỡ bạn trong công việc.

CakeResume hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn thôi việc thuận lợi và sớm tìm được một công việc mới ưng ý!

Đọc thêm: Mẫu đơn xin nghỉ việc/thôi việc & Lưu ý khi viết đơn

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Kristie Shenzhou ---

线上简历工具

制作一份能帮你获得面试机会的简历。免费下载 PDF。

更多您可能有兴趣的文章

最新相关文章
Workplace
2024年3月6日

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.